Xã Hòn Nghệ (Kiên Lương) gìn giữ và phát triển nghề truyền thống đan lợp

Xã Hòn Nghệ (Kiên Lương) có hơn 600 hộ dân sống tại 2 ấp Bãi Nam và Bãi Chướng, đa số làm nghề khai thác hải sản và nuôi các lồng bè.
Ông Nguyễn Văn Sanh, cư ngụ ấp Bãi Nam, xã Hòn Nghệ (Kiên Lương) đan lợp bắt cá, đây là nghề gắn bó với gia đình ông qua nhiều thế hệ
Khi nghề nuôi các lồng bè dần phát triển thì nghề đan lợp đang dần bị lãng quên. Tuy nhiên đối với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sanh, cư ngụ ấp Bãi Nam, xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương thì lâu nay lại chọn cho mình lối đi riêng là đan lợp bắt cá, nguyên liệu chủ yếu tre và lưới, đây là nghề gắn bó với gia đình ông qua nhiều thế hệ. Ông Nguyễn Văn Sanh cho biết: Trước đây gia đình chuốc đũa là nghề chính nhưng khó khăn về đầu ra nên ông tìm tòi học nghề đan lợp chỉ với 2, 3 nhân công hoặc một mình ông mỗi tháng có thể hoàn thành vài chục cái lợp theo đơn đặt hàng của ngư dân địa phương và các đảo lân cận, ngoài vận dụng thu mua nguồn tre trúc ở địa phương làm nguyên liệu chính thì chỉ cần mua thêm dây chùm đọt (một loại cây mọc hoang ở những khu vườn tạp, có thân mềm, dai, dễ uốn cong mà không bị gãy) để làm rọng, cột khung và lưới bao quanh là có thể hoàn thành chiếc lợp. Hiện nay mỗi tháng ông bán được khoảng 15 - 20 chiếc lợp, mỗi cái bán được 200 ngàn đồng/cái, lợi nhuận hàng tháng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng từ nghề đan lợp truyền thống. Năm nay ông đã gần 50 tuổi đời mà nghề này đã gắn bó như máu thịt với ông đã gần 30 năm qua.
Có thể nói đây là nghề hậu cần quan trọng, trong đánh bắt nghề cá ở xã đảo, nhưng hiện tại không còn nhiều gia đình trên xã đảo theo nghề đan lợp. Ông Sanh mong muốn trong thời gian tới nghề đan lợp truyền thống vẫn được gìn giữ và phát triển, vì đây là nghề thủ công thể hiện sự khéo léo của người dân./.
Hồng Nhung - Huỳnh An
Chia sẽ:

Tìm kiếm trang này

Bài mới đăng



Copyright 2017 © Truyền thanh Kiên Lương
Khu phố Ba Hòn | Kiên Lương | Kiên Giang