Lan tỏa yêu thương từ những hủ gạo tại ấp Hòn Heo, xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương

Mô hình “hủ gạo tình thương” của ấp Hòn Heo, xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương thực hiện từ tháng 6/2019 với 01 tổ gồm 10 thành viên là cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ trong ấp. Đến năm 2020 đã kết nạp thêm 3 thành viên mới, nâng tổng số 13 thành viên và hoạt động rất tích cực. Mô hình do Hội LHPN xã xây dựng, tuy mới mẻ nhưng được các cấp các ngành quan tâm, đặc biệt là sự đồng tình, hưởng ứng của chị em phụ nữ và thu hút được nhiều chị em tham gia vào tổ chức Hội. Qua các kỳ sinh hoạt tổ chị em nắm được nhiều kiến thức bổ ích, giúp nhau vượt khó khăn, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần thúc đẩy phong trào hội ngày càng đi lên.
Hội LHPN xã Sơn Hải đến thăm và hỗ trợ gạo của Mô hình “hủ gạo tình thương” cho gia đình chị Lý Thị Phượng, tổ 1, ấp Hòn Heo, xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương

Đời sống của chị em ấp Hòn Heo chủ yếu sống bằng nghề ngư lưới cụ, đánh bắt hải sản, chăn nuôi và mua bán nhỏ…nhìn chung cũng góp phần thuận lợi cho chị em hội viên, phụ nữ ổn định kinh tế gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn một số hội viên, phụ nữ còn khó khăn như: già yếu, neo đơn, bệnh tật, không có việc làm…. Xuất phát từ thực tế đó, Ban Chấp hành hội đã mạnh dạn đăng ký xây dựng mô hình “hủ gạo tình thương” tại tổ 4, ấp Hòn Heo, nhằm mục đích vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ chung tay góp sức, tạo sự đoàn kết để hỗ trợ, giúp đỡ vượt qua khó khăn, giảm nghèo bền vững. Bà Đoàn Thị Diệu Cẩm – Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương nói: “Hướng tới Hội sẽ tuyên truyền, vận động các chị em hội viên có điều kiện và mạnh thường quân cùng chung tay với chị em phụ nữ hỗ trợ cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã”.
Năm 2019 các thành viên họp 03 lần, đóng góp được 390.000 đồng, sau đó Ban Chấp hành hội mua được 30 kg gạo gởi tặng 03 hộ nghèo, hộ khó khăn; 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 đã họp được 04 lần, các thành viên đóng góp được 520.000 đồng, mua được 40 kg gạo, giúp được 04 hộ nghèo, hộ khó khăn trong ấp. Hàng tháng sinh hoạt 01 lần, mỗi người góp 10.000đ đến 20.000đ để mua gạo.
Bước đầu xây dựng mô hình gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong công tác vận động, chị em còn e ngại về tính hiệu quả của mô hình và khả năng giúp sức trong cộng đồng được bao lâu. Hội đã tổ chức triển khai kế hoạch thành lập mô hình, đề ra nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ để cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc thành lập mô hình từ đó chị em đã mạnh dạn tham gia.
Mô hình “hủ gạo tình thương” đã góp phần giảm bớt những khó khăn và mang lại niềm vui cho những gia đình nghèo trên địa bàn. Đây là một mô hình đầy ý nghĩa của Hội LHPN xã. Sự phát triển và lan tỏa của mô hình đã góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết, sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của chị em phụ nữ dành cho những người khó khăn, neo đơn, chung tay thực hiện tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn xã. Đến nay, mô hình dân vận khéo này đã được tuyên truyền sâu rộng, lan tỏa trong hội viên và quần chúng nhân dân và dự kiến sẽ nhân rộng sang ấp hòn ngang, xã Sơn Hải./.
                                                                                   Thy Trang - Huỳnh An  
Chia sẽ:

Tìm kiếm trang này

Bài mới đăng



Copyright 2017 © Truyền thanh Kiên Lương
Khu phố Ba Hòn | Kiên Lương | Kiên Giang