Nguồn vối chính sách tín dụng “đòn bẩy” phát triển kinh tế cho người dân thị trấn Kiên Lương

Những năm qua, nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều người dân tại thị trấn Kiên Lương (Kiên Lương) vươn lên khấm khá với mức thu ổn định.
Hơn 1 năm trước, chị Phan Thị Phương Thùy, ngụ tại khu phố Cư Xá, thị trấn Kiên Lương (Kiên Lương) được hỗ trợ vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Từ số tiền vay nêu trên chị đầu tư sửa chữa nơi mua bán và nhập thêm mặt hàng rau xanh tại Chợ Tròn thị trấn Kiên Lương. Do thuận tiện trong buôn bán cộng với việc cần cù, chịu khó công việc buôn bán của chị Thùy ngày càng thuận lợi, hiện hàng ngày thu nhập của chị Thùy từ 500 đến 700 ngàn đồng.
Chị Lê Thị Kim Huê (phải), thu nhập từ 15 đến 20 triệu/tháng từ tiệm bán ăn sáng hàng ngày. Ảnh, chị Huê bào rao củ chuẩn bị cho buổi bán thức ăn sáng hơm sau của gia đình
Chị Thùy cho biết, trước đây do không có vốn nhiều nên chị chỉ nhập hàng đủ bán, vào những thời điểm mặt hàng rau xanh hút khách, để có tiền nhập hàng để bàn, chị Thùy phải vay vốn bên ngoài nên mức lãi suất cao, dẫn đến thu nhập gia đình cũng ít đi.
“Có được nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách với lãi suất thấp, cộng với việc mình đóng tiền tiết kiệm hàng tháng nên sau khi đến kỳ hạn trả vốn cũng đỡ khó khăn hơn”, chị Phan Thị Phương Thùy cho biết.
Cũng theo chị Thùy, để việc mua bán thuận lợi, lãi suất cao, chị chịu khó liên hệ những nơi cung cấp với số lượng lớn theo kiểu “Mua tận gốc, bán tận ngọn”, nên lợi nhuận cũng cao hơn, đến nay gia đình tôi có cuộc sống ổn định không còn gặp khó khăn như trước.
Với gian hàng bán rau xanh tại Chợ Tròn, thị trấn Kiên Lương (Kiên Lương), chị Phan Thị Phương Thùy thu nhập từ 500 đến 700 ngàn đồng/ngày.
“Hiện tôi mong muốn trong thời gian tới, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có thể xem xét, hỗ trợ thêm nguồn vốn vay được cao hơn để gia đình mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế thêm”, chị Phan Thị Phương Thùy đề nghị.
Giống như gia đình chị Phan Thị Phương Thùy, nhờ nguồn vốn vay 50 triệu đồng thù Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, sau khi đầu tư mua bán thức ăn sáng và nước uống, đến nay gia đình chị Lê Thị Kim Huê, ngụ tại khu phố Ngã Ba, thị trấn Kiên Lương có được mức thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng.
Chị Huê chia sẽ, 2 năm trước đây, sau khi theo gia đình chồng về Kiên Lương sinh sống, chị Huê chưa có việc làm ổn định nên cuộc sống gặp khó khăn. Kinh tế gia đình chỉ dựa vào nguồn thu nhập từ gian hàng bán thức ăn sáng của mẹ chồng. Với mong muốn vươn lên phát triển kinh tế, chị Huê đề nghị hỗ trợ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Sau khi được xét vay vốn 50 triệu đồng, chị Huê thuê mặt bằng trong khu vực Chợ Tròn thị trấn Kiên Lương và đầu tư mua thêm dụng cụ mở quán bán cơm tấm buổi sáng.
Với sự hướng dẫn từ mẹ chồng trong chế biến, nấu nướng cộng với ham học hỏi, tìm hiểu cách chế biến cơm, nướng thịt sau cho ngon, vừa miện với khách hành nên tiệm cơm tấm của chị Huê bán rất đắt khách, hiện mỗi ngày chị Huê bán trung bình từ 120 đến 150 phần cơm tấm, nhờ đó thu nhập của gia đình ngày càng khá lên. Để phục vụ cho việc buôn bán ngày càng phát triển, chị Huê hiện còn thuê thêm 2 nhân công phụ giúp với số tiền 250 ngàn đồng/ngày.
“Đối với việc buôn bán mặt hàng ăn sáng, để thu hút khách, ngoài việc nấu cơm và chế biến thịt sau cho ngon, vừa miệng, bản thân tôi luôn niềm nở, tiếp nhận tất cả các ý kiến đóng góp của khách hàng sau khi mua thức ăn của mình, những đóng góp đó thấy đúng, hợp lý tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp với khách hàng hơn, nhờ đó việc buôn bán cũng thuận lợi hơn”, chị Lê Thị Kim Huê nói.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Tuyền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Kiên Lương cho biết: “Những năm qua, từ nguồn vốn ưu đã của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, nhiều hộ dân tại địa phương từng bước vươn lên thoát nghèo, đồng thời cũng có nhiều hộ gia đình từ thoát nghèo trở nên khấm khá với mức thu nhập ổn định, nhiều hộ có mức thu nhập khá cao. Qua đó có thể thấy nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội chính là “đòn bẩy” thoát nghèo cũng như giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần rất lớn vào công tác giảm nghèo ở địa phương”./.
Văn Phụng
Chia sẽ:

Tìm kiếm trang này

Bài mới đăng



Copyright 2017 © Truyền thanh Kiên Lương
Khu phố Ba Hòn | Kiên Lương | Kiên Giang